Huấn luyện an toàn vệ sinh thực phẩm

Công ty, doanh nghiệp, chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm tổ chức và tham gia lớp tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm tại công ty, doanh nghiệp hay tại đơn vị chuyên tổ chức huấn luyện an toàn thực phẩm được quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT – BYT-BNNPTNT

Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm

Đối với tổ chức: tại công ty, doanh ngiệp, cơ sở kinh doanh

– Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;

– Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);

– Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Đối với cá nhân: là người lao động làm việc tại công ty, doanh nghiệp đóng gói, pha chế, sản xuất thực phẩm,..

– Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;

– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân;

– Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

 – Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân.

 – Kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm theo lĩnh vực quản lý.

 – Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành.

 – Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tham gia đánh giá (ngày kiểm tra) cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch này có trách nhiệm cấp giấy xác nhận. Mẫu giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Cơ quan có thẩm quyền xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT- BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 Hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, cơ quan có thẩm quyền xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm:

  • Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế,
  • Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối tham mưu và tổ chức thực hiện việc xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ cho các cơ quan quản lý nhà nước của ngành ở Trung ương và địa phương theo nguyên tắc cấp nào cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thì cấp đó có quyền cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
  • Vụ Khoa học và Công nghệ – Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ định các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm của ngành công thương thực hiện việc xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
  • Phòng y tế cấp quận huyện tương đương trở lên.

Hiệu lực giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có hiệu lực 03 năm, kể từ ngày cấp.

Các cá nhân đã được xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm sẽ được thừa nhận khi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm sản phẩm tương tự.

Trân trọng cảm ơn !!!

Đánh giá post