Nếu không có xà phòng và nước hoặc không thể rửa tay liên tục (như các nhân viên y tế tham gia khám chữa bệnh; học sinh, sinh viên ngồi trong lớp…), thì dung dịch rửa tay sát khuẩn có ít nhất 60% cồn là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, cần thực hiện theo 2 bước: Cho nước rửa tay vào lòng bàn tay để ướt hoàn toàn; chà xát hai bàn tay trong khoảng 30 giây, đảm bảo tất cả các vị trí trên da tay đều tiếp xúc chất khử trùng, và để khô tự nhiên thay vì lau khô. Virus cúm sẽ bị bất hoạt sau khoảng 3 – 4 phút dùng dung dịch này. Do đó, cần chú ý, trong vòng 3 – 4 phút sau khi rửa tay nhanh, virus trên tay chưa kịp bị tiêu diệt vẫn có thể lây sang người khác.
Rửa tay bằng xà phòng có tốt không?
Cách tốt nhất để phòng ngừa nCoV là rửa tay bằng xà phòng với nước trong ít nhất 30 giây. Xà phòng với nước làm giảm hầu hết các loại vi khuẩn trên tay của bạn. Rửa tay với xà phòng và nước theo quy trình rửa tay 6 bước của Bộ Y tế sẽ làm sạch và loại bỏ mầm bệnh trên tay. Xà phòng có tính lưỡng cực, giúp tách rời các chất bẩn ra khỏi da và sau đó nhờ dòng nước rửa trôi đi. Do đó, xà phòng có tính loại khuẩn chứ không phải diệt khuẩn.
Một số vi khuẩn như:
– Trực khuẩn mủ bị giết trong 10 giây bởi cồn có từ 30-100 độ
– Serratia marcescens, E. coli (vi khuẩn hay gây tiêu chảy)
– Salmonella typhosa bị giết trong 10 giây bởi cồn có nồng độ từ 40-100 độ.
Các vi khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) và Streptococcus pyogenes bị giết sau 10 giây bởi cồn là 60 độ. Cồn từ 60-80 độ cũng là một tác nhân diệt virus mạnh làm bất hoạt các virus lipophilic (herpes, virus cúm…). Nhiều virus ưa nước (ví dụ: adenovirus, enterovirus, rhovirus và rotavirus…). Như vậy, tùy vào các loại vi khuẩn, virus mà cồn có tác dụng khác nhau.
Tại sao dùng cồn 70 độ?
Như chúng ta cũng dễ nhận thấy với một số loại vi khuẩn, virus hay gặp thì nên dùng cồn có nồng độ từ 60 – 80 độ sẽ cho hiệu quả tối ưu. Trong thực tế, không phải ngẫu nhiên mà các cơ sở y tế thường dùng cồn 70 độ để sát khuẩn chứ không dùng cồn 90 độ. Điều này còn được giải thích là do cồn 90 độ làm đông vón protein vùng vỏ của virus, vi khuẩn quá nhanh nên không thấm vào bên trong được. Ngoài ra, cồn 90 độ bay hơi quá nhanh nên thời gian không đủ để có tác dụng. Thêm nữa là cồn 90 độ rất dễ gây cháy nên sẽ nguy hiểm hơn là dùng cồn 70 độ. Vậy nên dùng cồn 70 độ, không nên dùng cồn 90 độ để sát khuẩn nhanh.
Dùng nước rửa tay khô như thế nào?
6 bước rửa tay chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Không chỉ đúng cách, việc rửa tay còn phải được thực hiện đúng thời điểm. Dưới đây là một số thời điểm bạn “nhất định” phải rửa tay:
- Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn.
- Trước khi ăn.
- Trước và sau khi chăm sóc người bệnh, đặc biệt là người mắc các bệnh dễ lây truyền.
- Trước và sau khi điều trị vết cắt, vết thương.
- Sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc rửa ráy cho trẻ đi vệ sinh.
- Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc, chất thải động vật.
- Sau khi chạm vào rác.
- Sau khi xì mũi, ho, hắt hơi…
Các bước rửa tay đúng cách với xà phòng, nước rửa tay
Nhằm giúp người dân nâng cao sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn chi tiết về cách rửa tay với 6 bước như sau:
- Bước 1: Làm ướt tay bằng nước sạch. Bơm từ 3 đến 5ml dung dịch nước rửa tay hoặc chà bánh xà phòng vào lòng bàn tay, sau đó chà hai lòng bàn tay vào nhau.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón tay.
- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
- Bước 5: Chà ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa lại tay bằng nước sạch và lau khô.
Phòng ngừa virus, vi khuẩn với nước rửa tay khô
Rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch rửa tay là cách tốt nhất để diệt khuẩn trên tay. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể làm việc này, nhất là khi đang ở bên ngoài. Trong những trường hợp như vậy, một chai nước rửa tay khô sẽ là giải pháp thay thế hữu hiệu.
Nước rửa tay khô (hay dung dịch rửa tay khô) là loại dung dịch rửa tay, sát khuẩn dạng xịt hoặc dạng gel (gel rửa tay khô). Khi sử dụng những sản phẩm này, bạn chỉ việc cho vào tay, thoa đều trong khoảng 30 giây và Sát khuẩn tay nhanh sau mỗi bước chà 5 lần thì tốt nhất nên đi rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ xác chết vi khuẩn trên da.
Thành phần chính của nước rửa tay khô là cồn. Khi chọn các loại nước rửa tay khô, gel rửa tay khô, bạn nên tìm những sản phẩm có chứa cồn từ 60 độ trở nên vì hiệu quả sát khuẩn của chúng tốt hơn nhiêu so với loại có nồng độ cồn thấp hơn.
Trân trong cảm ơn!!!