Nhiều loại thảo dược tự nhiên trở thành những bài thuốc quý, được sử dụng qua nhiều thời đại giúp trái tim luôn khoẻ mạnh.tránh những bệnh lý về tim mạch như cao huyết áp, huyết áp thấp, xơ vỡ động mạch, đột quỹ,….
Trái tim: Trung tâm của cuộc sống
Những nhà dược học từ xa xưa đã luôn tìm tòi,“giải mã” những loại thảo dược tốt cho trái tim. Sau Hippocrates, Claudius Galen (129 – 203, Hy Lạp) cũng là một trong những người có ảnh hưởng lớn đối với nền y học thời cổ đại. Ông là bác sĩ riêng của hoàng đế La Mã Marcus Aurelius.
Ông đã tự bào chế ra các chế phẩm từ thảo dược để điều trị bệnh tật. Galen nổi tiếng khi nhận những ca bệnh khó mà không có bác sĩ nào khác dám thử.
Sự “khác biệt” của Galen trong việc giải phẫu, khiến ông trở nên “vượt trội” so với các bác sĩ khác. Bởi khi đó, ít người được biết về các bộ phận và sự hoạt động của cơ thể. Galen đã sử dụng kỹ năng phẫu thuật của mình thực hành trên động vật để nghiên cứu chi tiết nhiều cơ quan, bao gồm tim và mạch máu.
Ông khám phá nhiều cách giải phẫu tim, phân biệt giữa tĩnh mạch và động mạch, biết được dòng máu chảy vào các phần khác nhau của cơ thể. Tuy nhiên, ông chưa tìm ra sự liên quan giữa nhịp tim và lưu thông máu. Mãi cho đến năm 1628, hơn 14 thế kỷ sau cái chết của Galen, điều bí ẩn của hệ tuần hoàn trong cơ thể mới được bác sĩ người Anh William Harvey “giải mã” thành công.
Tim bắt đầu đập từ khi còn là bào thai và kéo dài đến những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời. Trong mỗi đời người, trung bình trái tim đập hơn 2,5 tỷ lần.
Mặc dù hệ thống tim mạch có sức mạnh tự nhiên và lâu dài, nhưng nó cũng vẫn gặp phải vấn đề như mọi hệ thống cơ thể khác. Các vấn đề thường gặp đối với tim mạch bao gồm tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, viêm tắc mạch, hở van tim… Nguyên nhân có thể do bẩm sinh, do tuổi tác, chế độ ăn, cơ thể lười vận động, tinh thần căng thẳng, stress.
Trong cuộc sống hiện đại, các bệnh về tim mạch ngày càng trở nên phổ biến. Giá trị quý giá của thảo dược tác động lên hệ tim mạch luôn tạo ra những kết quả bất ngờ cho giới y học xưa và nay.
Hiện nay, những nhà dược liệu học vẫn tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn những kinh nghiệm quý báu cổ xưa về các loại thảo dược, đồng thời phát hiện thêm nhiều loại thảo dược mới, góp phần chăm sóc tốt hơn cho hệ tim mạch.
Dưới đây là một số thảo dược được sử dụng qua nhiều thời đại, “cứu cánh” cho trái tim khi gặp vấn đề:
1. Việt quất đen (Vaccinium myrtillus): Được sử dụng từ thời Trung Cổ. Trái việt quất và chiết xuất của nó được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh về tim mạch.
2. Chocolate (Theobroma cacao): Là loại thực phẩm có lợi cho tim, có thể làm giảm huyết áp và cholesterol máu, giúp ngăn ngừa các cục máu đông mà các nghiên cứu gần đây đã khẳng định.
3. Quế (Cinnamonum verum): Là loại thảo dược thơm ngon, được dùng từ lâu đời, giúp làm ấm cơ thể và lưu thông mạch máu. Ngày nay, khoa học đã chứng minh quế có tác dụng cải thiện tuần hoàn, giảm đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 và giảm cholesterol máu.
Hãy chăm sóc sức khỏe cho bản thân và người xung quang của mình bằng cách khám sức khỏe định kỳ hàng năm !!!
Thông qua khám sức khỏe định kỳ hàng năm, để kiểm soát huyết áp của trái tim nhằm đảm bảo về sức khỏe không bị bệnh tim mạch như huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ vợ động mạch, đột quỹ,…..
Huyết áp được xác định bằng lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu đó trong động mạch. Càng nhiều máu bơm tim và động mạch hẹp lại, huyết áp càng cao.
Cụ thể là, các cơ quan trong cơ thể cần oxy để tồn tại. Oxy được vận chuyển tới các cơ quan thông qua máu. Khi tim đập, nó tạo ra áp lực đẩy máu qua một mạng lưới các động mạch và tĩnh mạch hình ống (còn được gọi là các mạch máu và mao mạch). Áp lực máu (huyết áp) là kết quả của hai lực. Lực thứ nhất xảy ra khi máu bơm ra khỏi tim và vào các động mạch (đây là một phần của hệ thống tuần hoàn). Lực thứ hai được tạo ra khi tim nghỉ giữa các nhịp đập nó. Hai lực lượng này được đại diện bởi các con số trong đo huyết áp.
Huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch, tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ). Ví dụ 120/80 mmHg (mmHg là milimet thủy ngân, đây là đơn vị dùng để đo huyết áp).
Ở người bình thường, huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120 và tâm trương nhỏ hơn 80. Những người tiền huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg và tâm trương từ 80-89mmHg.
Bệnh nhân bị cao huyết áp khi: chỉ số huyết áp tâm thu từ >=135 mmHg và tâm trương >=85mmHg./.
Xin chân thành cảm ơn và rất hân hạnh phục vụ quí khách
Người phụ trách:
¶ Nguyễn Văn Ánh.
¶ Senior Manager
¶ Đt: 0909.025.022 – 0975.907.345.
¶ Email: vananhviban@gmail.com
” Xin mời thăm quan, nếu Anh(chị) có nhu cầu…”
” Sản phẩm: Vì Sức khỏe cộng đồng tại diembandogiadung.com“